GIỚI THIỆU VỀ HOA CƠ KHÍ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  1. Giới thiệu về Khoa Cơ khí

          Là một trong những khoa lâu đời và lớn nhất của trường, hiện nay số lượng sinh viên theo học tại khoa khoảng hơn 2000 sinh viên. Khoa có đầy đủ phòng học thực hành với các máy móc hiện đại phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

* Chức năng

   Là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của Trường trực tiếp quản lý toàn diện quá trình tổ chức, phục vụ đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn.

* Nhiệm vụ chung

– Quản lý giảng viên, người lao động và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo định hướng phát triển chung của Trường, bao gồm: Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo được trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học; xây dựng đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HSSV, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Việc phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng đào tạo HSSV do khoa quản lý;

– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;

– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc khoa;

– Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường;

– Lập thời khóa biểu, quản lý nhập điểm các học phần do khoa quản lý;

– Quản lý tài sản, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng và cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo thuộc lĩnh vực do khoa quản lý, sử dụng;

–  Đối với các khoa đào tạo chuyên ngành:

+ Tổ chức cho HSSV thực tập tại các cơ sở sản xuất;

+ Phối hợp với phòng Tuyển sinh – Đào tạo, phòng Công tác Chính trị – Học sinh Sinh viên để khảo sát và đánh giá HSSV;

+ Đào tạo các nghề ngắn hạn do khoa phụ trách;

+ Đào tạo nâng bậc thợ cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu;

+ Làm mô hình học cụ.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

* Nhiệm vụ đặc thù của  Khoa Công nghệ Cơ khí

Quản lý, tổ chức giảng dạy và biên soạn chương trình, giáo trình các môn cơ sở ngành, chuyên ngành Công nghệ Cơ khí cho các bậc đào tạo: Cao đẳng chuyên nghiệp, Trung cấp chuyên nghiệp, Liên thông Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và các hệ đào tạo chính quy, không chính quy trong trường và liên kết ngoài trường.

* Các ngành đào tạo của Khoa Cơ khí hiện nay:

          + Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

          + Công nghệ chế tạo máy

          + Bảo trì Hệ thống thiết bị công nghiệp

          + Chế tạo khuôn mẫu

          + Cắt gọt kim loại

* Các kiến thức và kỹ năng đạt được sau khi học ngành cơ khí

          – Kiến thức tổng hợp về quá trình sản xuất cơ khí, kiến thức về qui trình công nghệ gia công, lắp ráp và vận hành hệ thống truyền động cơ khí. Khả năng tổ chức, khai thác các máy móc và thiết bị cơ khí nhằm phục vụ sản xuất.

          – Kiến thức cơ bản và khả năng nghiên cứu về công việc bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị công nghệ và các dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí.

          – Phân tích được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ. Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại để giải quyết một số nhiệm vụ công nghệ thực tiễn.

          – Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất. Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành.

          – Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.

          – Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC).

          – Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất. Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập.

          – Có khả năng làm việc nhóm.

* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

          Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ làm việc tại các khu công nghiệp lớn, nhỏ và vừa, được phân công làm việc tại các vị trí phù hợp.

          – Tổ chức và triển khai thực hiện các công trình về lĩnh vực Cơ khí. Đảm nhiệm các công việc về cơ khí tại công ty, nhà máy, xí nghiệp cơ khí chế tạo hoặc trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật cơ khí, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

          – Hoạch định, tổ chức và triển khai thực hiện được một kế hoạch trong công việc về Cơ khí. Viết được các báo cáo phục vụ việc kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị.

          – Quản lý và làm được các công việc của tổ kỹ thuật. Thực hiện được các công việc, nhiệm vụ được tổ chức và lãnh đạo phân công.

          – Tham gia điều hành sản xuất trên các trang thiết bị công nghệ cơ khí cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực cơ khí ở mức độ cấp phân xưởng sản xuất.

          – Tiếp tục học lên các bậc cao hơn.

          + Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí tại các nhà máy xí nghiệp sản xuất cơ khí hoặc tại các Công ty cơ khí;

          + Tham gia các bộ phận lắp đặt hoặc gia công máy móc thiết bị tại các nhà máy, công trình, Công ty cơ khí;

          + Làm công việc về lập trình, gia công máy CNC; thiết kế, gia công khuôn mẫu cho các sản phẩm dân dụng và công nghiệp

          + Làm nhân viên phụ trách kỹ thuật của nhiều cơ sở khác nhau như là các chung cư cao cấp, tập đoàn lớn, trung tâm thương mại và các cơ sở khác có nhu cầu;

          + Làm nhân viên bảo trì kỹ thuật trong các nhà máy, các công ty sản xuất (Thiết bị công nghiệp, điện tử, điện lạnh, thực phẩm, đồ uống, may mặc …)

          + Có thể trở thành một chuyên viên tư vấn, chuyên viên kinh doanh về kỹ thuật thuộc các Công ty kinh doanh, sản xuất các sản phẩm công nghiệp

* Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

          – Số lượng môn học: 42

          – Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 90 tín chỉ

          – Thời gian khóa học: 2,5 năm

*  Tiêu chí xét tuyển:

Xét tuyển bằng học bạ.

  – Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: Xét điểm trung bình học kỳ I hoặc điểm trung bình cả năm lớp 12.

  – Thí sinh rớt tốt nghiệp THPT: Xét điểm trung bình học kỳ I hoặc điểm trung bình cả năm lớp 12.

  – Thí sinh tốt nghiệp THCS: Xét điểm trung bình học kỳ I hoặc điểm trung bình cả năm lớp 9.

– Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm khoảng 1000 SV cho Khoa Cơ khí